Đây là bài tổng hợp từ các chuyên gia nuôi rắn phương Tây với mô hình nuôi đánh giá trên đơn vị cá thể (nghiên cứu, thu độc, vật nuôi). Bài viết này có thể áp dụng với tất cả các loài hổ mang (chi Naja) Viện Nam (hổ đất, hổ Trung Quốc, hổ mèo phun độc). Hoan nghênh các anh, chú, bác nhà nông có kinh nghiệm về rắn hổ đóng góp ý kiến.
Mình muốn nhấn mạnh rằng bài viết này không nhằm mục đích khuyến khích bạn chạy ra quán nhậu và bê ngay một con về. Đây là top những loài rắn gây chết người hàng đầu Đông Nam Á, cực kì nguy hiểm. Điều này có nghĩa, sẽ không có chỗ cho bất cứ % sai phạm nào xảy ra. Sai phạm đầu tiên có thể thành sai phạm cuối đời! Nên muốn nghĩ đến việc nuôi rắn hổ, hãy xin sự tư vấn, thực hành và có kinh nghiệm xử lý dưới sự giám sát của người dày dặn chuyên môn, đáng tin cậy. Tất cả những nhà nuôi rắn chuyên nghiệp đều phải mang ơn những thiết bị hỗ trợ như hook, tong, shiftbox, tube (đó là điều hiển nhiên). Một số con hổ mang sau thời gian nuôi có thể hiền như king, corn, milk. Trong khi một số con luôn luôn cực kì thái độ. Vì vậy hãy luôn tuân theo hướng dẫn và các quy tắc, cẩn thận không bao giờ là đủ với rắn độc, đừng để bạn bị ngộ nhận bởi sự đầm tính cúa chúng. Đầu tiên và trên hết, phải đối xử với chúng một cách tôn trọng, một phút phân tâm chính là phút cuối đời bạn!
Tham khảo: https://goo.gl/B6ebOU. https://goo.gl/ma0zif
Hổ mang là rắn độc điển hình nhất Châu Á, tìm thấy xuyên suốt Đông Nam Á và Bắc Ấn Độ trong các hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ đê, dưới gốc cây lớn, trong bụi tre… Rắn trưởng thành hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn ban ngày. Rắn hổ mang là giống Naja thuộc gia đình rắn hổ (Elapidae), có nanh trước cố định (Proteroglyphs). Số lượng rắn hổ mang Việt Nam hiện nay suy giảm rất nhiều, do bị săn bắt triệt để. Chúng là loài thông minh, nhanh nhẹn, và hung dữ. Hổ mang sử dụng độc thần kinh, gây liệt cơ, suy hô hấp, loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Nếu muốn tìm hiểu thêm hãy vào link này: https://goo.gl/LKOAX6
II. XỬ LÝ AN TOÀN:
Tuân theo chỉ dẫn và có ý thức, suy nghĩ trước hành động. Hổ mang có thể xử lý một cách an toàn. Tuy nhiên tai nạn luôn luôn có thể xảy ra. Khi tương tác với rắn, phải tập luyện dưới sự giám sát của người có chuyên môn hướng dẫn. Đây là điều không loại sách báo nào có khả năng dạy bạn. Và tuyệt đối với bất cứ giá nào, không được xử lý rắn nếu không có dụng cụ hỗ trợ (dùng tay không) và khoảng cách an toàn tối thiểu.
Đầu tiên nên đề cập là hướng dẫn khi bị cắn. Vì ở Việt Nam nên ta sẽ không có đủ điều kiện áp dụng kĩ lưỡng và hiệu quả như tiêu chuẩn phương Tây. Nên nếu có thể (hoặc có quen biết) thì nên thủ trong tủ lạnh vài lọ antivenom (hạn sử dụng khoảng 1-2 năm), số điện thoại và địa chỉ bệnh viện gần nhất, băng gạc. Khi bị cắn chỉ cần băng gạc lại và nhờ người đưa đến bệnh viện nhanh nhất. Còn về chi tiết hơn về cách sơ cứu hữu hiệu nhất khi bị hổ mang cắn, thì hãy vào link protocol sau: https://goo.gl/49Rxbg
III. DỤNG CỤ LÀM VIỆC YÊU CẦU:
Shiftbox (https://goo.gl/E6v7AW)- vật sẽ xóa nhòa mọi vấn đề nhức nhói về dọn chuồng, vận chuyển rắn đi xa, và cuối cùng là hang trú của nó. Shiftbox có cửa sập, cửa kéo, nói chung là bạn không phải mở nó ra hay đóng lại bằng tay, mà là bằng hook hoặc tong. Các cửa của box phải có ổ khóa, chốt. Hổ mang dành hầu hết thời gian trong hang (chính là cái shiftbox) nên việc dọn chuồng (dùng hook đóng cửa chuồng rồi chốt lại) không thể nào tiện lợi và an toàn hơn được. Thường ngày phải dọn sạch phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân khô, ít gây mùi thối. Định kỳ, 5-7 ngày vệ sinh chuồng trại một lần, lau chùi sạch sẽ những chất thải cho khỏi hôi hám, ruồi nhặng không bu bám đem theo mầm bệnh. Trời nắng nóng thì để rắn tự do ngâm nước, trời lạnh và ẩm không cần tắm, chỉ vệ sinh khô. Chỉ nên handle hổ mang khi thực sự cần thiết (lột da mắt, ép ăn, xác định sex hoặc chuẩn đoán hay tiêm phòng bệnh, bơm thuốc). Khi đó chúng ta nên dùng ống nhựa trong và ép rắn vào (tube) rất tốt cho việc lột da mắt chúng (https://goo.gl/3SO2DO).
Phương pháp này giúp bạn giảm rủi ro bị cắn, con rắn cũng bớt stress đi nhiều hơn là sử dụng phương pháp "Pinning: https://goo.gl/sbd0Gf" và "Necking" (Đừng pin hoặc neck con rắn, đây là biện pháp bắt buộc cuối cùng, vì tính nguy hiểm cho cả 2, hãy dùng tube trong đa số mọi trường hợp). Tong nên được dùng cho việc đưa mồi cho rắn ăn (https://goo.gl/mzKJJz) hơn là xử lý con rắn (vẫn có thể dùng bình thường: https://goo.gl/JU0vFQ) . Tong của Mỹ (gental giant của Midwesttong) có thiết kế an toàn cho rắn hơn khi tương tác, tong tự chế hay hàng Tàu có khả năng làm rắn chấn thương xương sống nếu dùng sai cách.
Cơ bản cách handle rắn bằng hook: (Khi làm việc với rắn nên sử dụng hook dài 1m với con trưởng thành: https://goo.gl/On9rR5, 60 cm với con nhỏ, và hook đôi mini cỡ 40 cm khi làm việc với con mới nở :https://goo.gl/) https://goo.gl/h7qD2b .
IV. SETUP VÀ CHĂM SÓC:
Với các chuyên gia trong giới rắn độc phương Tây, hổ mang là dòng rắn độc dễ nuôi nhất. Các loài thuộc giống Elapids hầu hết rất năng động, yêu cầu không gian ở lớn để trườn, bò, leo, trèo. Một con hổ đất trường thành dài hơn 2m. Chuồng nuôi nên có chiều dài từ 1m đến 2m. ngang từ 50 cm để rắn thoải mái bò trườn (khuyến cáo 1m2x60x50).
Lót chuồng có thể dùng các loại chuyên dụng cho rắn, hoặc theo truyền thống là giấy báo vẫn tốt nhất để giảm thiểu khả năng rắn lở nuốt phải lót nền trong giờ ăn. Dùng tấm nhiệt heatpad hay đèn sửi wat thấp mà điểm sưởi đạt khoảng 35C và điểm mát nhất chuồng là 23C. Độ ẩm nên duy trì ở 60% và nên phun sương vài lần/ tuần. Nhiệt độ chuồng nên rơi vào dưới 30 trên 25 C sáng và 25-20C vào ban đêm. Nước sạch phải luôn có đủ và thường xuyên, khay nước đủ to để rắn ngâm mình (chúng hay ị vào khay). Những con nhỏ hay lớn đều có chung một cách nuôi, chỉ là thay đổi kích thước chuồng cho phù hợp thôi. Còn rắn con mới nở thì có thể nuôi trong các thùng nhựa cỡ thùng đựng giày. Theo kinh nghiệm phương Tây thì thời gian dùng đèn trong chuồng cũng mang ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của chúng như nhiệt độ. Vào mùa xuân thì 12 tiếng bật 12 tiếng tắt, hè 16 bật 8 tắt, và lại 12/12 vào thu đông. Trừ tháng mười, chúng phải ở chuồng tối hoàn toàn.
Rắn phản ứng khi cho ăn thường rất hung (https://goo.gl/xJik91), vì vậy nên dùng kẹp dài (vd như kẹp than hay kẹp y tế loại dài nhất, lý tưởng là 60cm) khi tương tác vs rắn trong giờ ăn. Hổ mang ăn nhiều loại mồi như gà (gà con, đầu, cổ, chân, đùi), chuột các loại, ếch, cóc. Nhưng chúng có vẻ không có khả năng nuốt mồi lớn như những loài rắn khác. Nên tốt nhất tìm mồi nhỏ vừa phải cho chúng ăn. Vd rắn nhỏ tầm 50 cm thì nên ăn 3-4 fuzzy thay vì 1 con chuột to. Nhiều cá thể có thể ngại và chỉ ăn mồi khi không có người xung quanh và yên tĩnh.
Rắn to thì 1-2 chuột to trong 1 tuần. Rắn còn đang phát triển chưa max size thì 3-4 chuột size vừa. Nên tập cho chúng ăn chuột chết đông lạnh sau 48 tiếng sau khi giết để tiêu diệt triệt để kí sinh trùng và mầm bệnh. Tập cho rắn con ăn pinky thì ngâm pinky trong nước ấm, sau đó khứa đầu pinky một tí cho dậy mùi tanh (não). Nếu rắn vẫn không ăn thì cứ để trước hang trú. Nếu nó vẫn không chịu ăn thì cho thử pinky vừa mới chết tươi, hoặc pinky sống. Hoặc có thể hết đường thì bạn thử ra tiệm cá cảnh tìm mua những loại cá nhỏ (ví dụ như cá ăn muỗi).
Thường hổ mang con sẽ rất thích cá nhỏ. Nếu đã chịu ăn rồi thì việc chuyển mồi sẽ không khó. Ví dụ như ướp pinky có mùi cá chúng hay ăn, sau đó lại khạy đầu pinky dậy mùi. Nếu vẫn không chịu ăn cá thì có thể thử bằng thằn lằn nhỏ hoặc tắc kè. Nếu vẫn không chịu ăn nữa thì chỉ còn dùng phương pháp force-feed (force-feed bằng ống tube: https://goo.gl/0ICxab).
Con mới nở có thể cho ăn vài lần/ tuần và lớn rất nhanh. Khi được nuôi đúng cách chúng có thể đạt kích thước sinh sản trong 3 năm và có khả năng nhân giống hằng năm. Rắn dưới 6 tháng tuổi, định lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 7-10 lần; rắn trên 6 tháng đến 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 5-6 lần; rắn trên 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 2-4 lần.
Trong trường hợp rắn bị thiếu nước, thì bạn nên mua bình xịt nước (có thể là bình có ống dài để tưới cây, hay loại bình xịt nước khi xăm (tattoo)) và áp dụng phương pháp cho uống sau: https://goo.gl/8qsP41
Phân biệt một con rắn đực với một con rắn cái thật không đơn giản vì chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó phân biệt. Thường rắn đực có đuôi dài hơn và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn) hơi phình ra, trong khi ở con cái thì hơi thắt lại. Kích thước và trọng lượng của rắn đực cũng thường nhỏ hơn rắn cái. Hổ mang để sinh sản ít nhất nên dài khoảng 1m2 và 3 tuổi. Hổ mang có thể đẻ rất tốt, một số con dù 20 năm vẫn đẻ như thường. Nhưng hổ mang là loài không thể sống lâu nếu không được đáp ứng môi trường sống tốt toàn vẹn.
- Rắn đực: Thân thon dài, có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp sít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên huyệt thấy cơ quan giao cấu lộ ra.
- Rắn cái: Thân to mập, cựa hai bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu bên trong. Vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, không thấy có cơ quan giao cấu.
Quá trình sinh trưởng, phát triển phải trải qua những lần lột da. Sự lột da không diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Trong thời gian lột xác 5-7 ngày sắp lột da, rắn không ăn mồi, tính trở nên hung dữ, trước khi lột xác 4 - 5 ngày, rắn di chuyển chậm, mắt chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu trắng trong da chuyển dần sang màu trắng, thích ở chỗ ẩm ướt và yên tĩnh. Rắn lột xác thường rất nhanh (trong khoảng vài phút) nếu được đáp ứng đầy đủ độ ẩm cần thiết và nơi để cạ bung lớp da cũ.
Rắn là động vật có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho rắn: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng (không nhiều mỡ), chuồng luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loài côn trùng khác gây hại cho rắn. Đặc biệt, khi môi trường sống thay đổi phải chăm sóc nuôi dưỡng thật chu đáo để phòng và chống stress rắn.
V. SINH SẢN:
Sau một quãng thời gian ăn tốt, lột tốt, ngủ ị tốt thì cũng đến lúc rắn đạt mức sinh sản. Một tháng trước khi bắt đầu chu kì giao phối thì sẽ cho rắn nhịn đói. Tháng 9 thì cho rắn nhịn, nhiệt độ duy trì ở mức thông thường. Đây cũng là lúc nên thay đổi chu kì ngày-đêm trong chuồng rắn. 16 bật 8 tắt sang 12 bật 12 tắt. Phun sương chuồng 3 lần/ tuần cho đến đầu tháng 10 thì tắt hẳn đèn ngày. Cửa kính chuồng nên được bọc giấy báo hay khăn để chuồng hoàn toàn tối cho đến hết cả tháng, và lúc này nhiệt độ nên để từ ở mức mát mẻ nhất có thể (tốt nhất nên 16-20C). Nước sạch phải luôn tiếp liên tục. Để rắn yên tĩnh cả tháng liền đến thang 11 thì trở lại chu kì cũ 12 bật 12 tắt. Đến tuần thứ 2 của tháng 11, tất cả các dụng cự sưởi có thể dùng trở lại bình thường, và lúc này bắt đầu cho rắn ăn trở lại. Hiếm khi nào rắn đực từ chối ăn lúc này. Rắn cái gần như ăn không ngừng. Sau khi cho ăn được vài cử thì chúng sẽ sẵng sàng giao phối. Thường sẽ xảy ra vào cuối tháng 11 hay đầu tuần của tháng 12. Khi này rắn sẽ lột da chuẩn bị cho việc giao phối, khi lột rắn sẽ tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực pheromon kích thích bạn tình. Nhưng con cái chỉ chịu giao phối khi nhận thấy pheromone kích thích từ con đực và ngược lại.
Lịch ép đẻ của một breeder chia sẻ như sau: 1/10 ngủ đông, 31/10 hết ngủ đông, 20/11 con cái lột, 13/12 con đực lột, 19/12 giao phối, 11/2 đẻ trứng, 7/4 bắt đầu nở. Các sự kiện này xảy ra vào các ngày xê xít với móc thời gian trên chứ k hoàn toàn chính xác.
Khi bắt đầu sinh sản thì con đực sẽ bỏ ăn khi con cái vẫn ăn bình thường. Tuy nhiên khi con cái mang trứng thì chỉ nên cho rắn ăn mồi nhỏ. Lúc rắn có chữa thì rắn cái sẽ cần một cái tổ vừa vặng để đẻ trứng, và đó phải là nơi tối, ấm, ẩm. Những hộp nhựa rất thích hợp để làm tổ chúng (https://goo.gl/1wiVuA). Cắt một hình tròn to giữa nắp hộp (hoặc bên mặt hộp), đổ đầy khoảng 8cm lớp cát ẩm hay dớn trắng (rêu trồng lan). Để hộp nhựa ở góc ấm cuối chuồng, nhiệt độ lý tưởng nhất bên trông tổ nên là 25-30C và ẩm 75%. Để hộp làm tổ trong chuồng vài tuần sau khi rắn giao phối.
Thường rứng sẽ được đẻ sau 40 hoặc 50 ngày. Nên cho hộp vào sớm để con rắn có thể quen với nó. Rắn cái có thể lột da trước khi đẻ trứng, thường vào lúc này rắn sẽ cuộn trong hộp cho đến khi đẻ. Thường là 2 - 3 tuần sau khi lột thì trứng sẻ được đẻ. Sau khi rắn đẻ xong, lấy hộp ra khỏi chuồng. Thường trứng rắn sẽ dính với nhau trừ một số quả. Lớp lót tổ thay mới và thay nắp hộp được khoét lỗ bằng một nắp hộp lành lặn khác (hoặc một hộp mới). Sau đó cho tổ vào máy ấp. Và đừng bao giờ nên chạm vào trứng. Trứng hổ mang nên có màu trắng và đầy đặn. Các quả trứng to đều, trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ xỉn vàng… là trứng hỏng phải loại bỏ. Chúng sẽ phát triển kích thước sau nhiều tuần, Nhiệt độ ấp trứng thích hợp là 28-30C. ẩm 70-80%. Trứng nở sau 50-60 ngày và cần 4-5 ngày để nở cả tổ. Hổ non rất thái độ sau khi nở, biết phình và rít ngay từ lúc lò khỏi trứng. Hổ mang đẻ từ 12-30 trứng. Rắn con sau khi nở có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng rắn con xẹp lại, da nhăn nheo và lột xác đầu tiên. Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi (pinky, thịt gà cắt nhỏ, cá, nhái).
VI. LỜI KẾT:
Hãy suy nghĩ nghiêm túc và nhớ rằng thú chơi rắn độc vô cùng khắc nghiệt, và bản năng của chúng không khoan nhượng bất kì ai, dù tình yêu của keeper lớn đến đâu. Luôn luôn phải có sự tôn trọng từ 2 phía để đảm bảo an toàn cho rắn lẫn người nuôi.
Nguồn bài viết và ảnh: Tổng hợp